Loading...
Loading...
Loading...
Opening Hours: Mon - Tues : 6.00 am - 10.00 pm, Sunday Closed

hsk@donga.edu.vn

0984.321.717

Giới thiệu
Giới thiệu

GIỚI THIỆU HSK

      Điểm thi HSK Trường ĐH Đông Á là điểm thi HSK duy nhất tại Đà Nẵng được Công ty khoa học giáo dục khảo sát Hán ngữ quốc tế (Bắc Kinh) (汉考国际)ủy quyền tổ chức thi HSK-HSKK trên giấy, thi máy. Sau hơn 1 năm chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ quản lý để nâng cao chất lượng khảo thí và đảm bảo quyển lợi người dự thi, điểm thi HSK Đại học Đông Á đã được Bộ giáo dục đào tạo phê duyệt cấp phép tổ chức thi.

     Khảo thí trình độ Hán ngữ (HSK) là một hạng mục thi đạt tiêu chuẩn quốc tế, trọng tâm khảo sát năng lực sử dụng Hán ngữ thực hiện giao tiếp trong công việc, học tập, sinh hoạt của thí sinh mà tiếng Hán không phải lài ngôn ngữ thứ nhất.

      Thi HSK bao gồm các cấp độ HSK1, HSK2, HSK3, HSK4, HSK5 và HSK6, cấp độ HSK đối xứng với “Năng lực Hán ngữ Quốc tế” và Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR ) như sau:

HSK

Lượng từ vựng

Tiêu chuẩn năng lực tiếng Trung quốc tế

Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)

HSK6

Từ 5000 từ trở lên

Cấp 5

C2

HSK5

2500

C1

HSK4

1200

Cấp 4

B2

HSK3

600

Cấp 3

B1

HSK2

300

Cấp 2

A2

HSK1

150

Cấp 1

A1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. MÔ TẢ NĂNG LỰC

Thông qua HSK (cấp 1) người học có thể hiểu và sử sụng được mộ số từ tiếng Trung và câu rất đơn giản, trang bị năng lực để học lên cấp độ tiếp theo.

Thông qua HSK (cấp 2) người học có thể sử dụng tiếng Trung để giao tiếp các tình huống thường đơn giản thường gặp trong cuộc sống.

Thông qua HSK (cấp 3) người học có thể sử dụng tiếng Trung hoàn thành các nhiệm vụ giao tiếp cơ bản trong học tập, công tác cuộc sống…

Thông qua HSK (cấp 4) người học có thể sử dụng tiếng Trung để tiến hành giao các tình huống tương đối phức tạp, biểu đạt tương đối quy phạm và chuẩn mực.

Thông qua HSK (cấp 5) người học có thể sử dụng tiếng Trung để tiến hành tiến hành thảo luận, đánh giá hoặc biểu đạt ý kiền về các chủ đề chuyên ngành hoặc các chủ đề tương đối trừu tượng, có thể hoàn thành nhiệm vụ giao tiếp ở mọi tình huống một cách tự tin.

Thông qua HSK (cấp 6) người học có thể sử dụng tiếng Trung để tiến hành các hoạt đông giao tiếp trong xã hội một cách thoãi mái, năng lực tiếng Trung tiệm cận với năng lực tiếng mẹ đẻ.

II. NGUYÊN TẮC THI

HSK tuân thủ nguyên tắc “dạy-thi kết hợp”, thiết kế thi liên quan mật thiết với giáo trình và tình hình giảng dạy tiếng Trung quốc tế, với mục đích “lấy thi để thúc đấy giảng dạy, dùng thi để phát triển việc học”.

HSK chú trọng việc đánh giá khách quan, chính xác, và càng chú trọng hơn việc phát triển năng lực ứng dụng tiếng Trung.

HSK quy định cụ thể mục tiêu thi rõ ràng, để thuận tiện cho người học có kế hoạch, có hiệu quả nâng cao năng lực ứng dụng tiếng Hán.

III. ỨNG DỤNG CỦA KỲ THI

Kết quả thi HSK có thể được sử dụng vào nhiều múc đích, làm căn cứ cho các mục đích sau:

  1. Căn cứ tuyển sinh cho các trường, phân ban chia lớp, miễn học phần, công nhận tín chỉ;
  2. Các công ty tuyển dụng nhân sự, tập huấn, đề bạt nhân viên;
  3. Người học tiếng Trung tự hiểu, nâng cao năng lực ứng dụng tiếng Trung của bản thân;
  4. Các đơn vị giảng dạy tiếng Trung, bồi dưỡng tiếng Trung đánh giá kết quả giảng dạy hoặc kết quả tập huấn.

Ngoài ra chứng chỉ HSK dùng để nộp hồ sơ xin “học bổng Giảng viên tiếng Trung” (trước đây là học bổng Viện Khổng tử) và là điệu kiền cân có khi đến Trung Quốc tham gia các trại hè, trại đông.

IV. THÔNG BÁO KẾT QUẢ

Sau kỳ thi kết thúc 1 tháng, thí sinh có thể lên trang quản lý thi  http://chinesetest.cn/ để tra cứu kết quả, chứng chỉ HSK sẽ do Trung tâm hợp tác giao lưu ngôn ngữ giữa Trung Quốc và nước ngoài Bộ Giáo dục Trung Quốc (trước đây là Tổng viện Khổng Tử-Ủy ban Hán ngữ Quốc gia) cấp, chứng chỉ có giá trị hai năm kể từ ngày thi.

 

ĐIỂM THI HSK ĐÀ NẴNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

© HSK - UDA. All Rights Reserved.

Designed by UDA